🎯 Top1Go : LINK ĐẾN NHÀ CUNG CẤP THƯƠNG HIỆU NÀY
🏆🎡⛷🇻🇳🚁🏇🇦🇺🍞🇨🇳🍹🏂🇩🇪🏊🏍🏀🇺🇸🍎🥇🇰🇷🥉🇯🇵🥈🇬🇧 …
Đừng khởi nghiệp khi chưa trả lời được 3 câu hỏi này
Nhiều người hỏi về các điều kiện cần để khởi tạo việc kinh doanh. Xây dựng thương hiệu như thế nào? Làm truyền thông như thế nào khi không có nhiều tiền? Lập kế hoạch truyền thông như thế nào? Câu trả lời là các mô hình có sẵn cũng nhiều rồi, việc tiếp theo là ứng dụng nó vào doanh nghiệp hay công việc của chính bạn. Các mô hình này hầu hết đều đã tồn tại, đặt cái gì trước, cái gì sau thôi.
Trong bài 1 này, mình giới thiệu mô hình Tam lực PFK của CSCI way.
Tam lực là cách chia thế giới trong đó doanh nghiệp tồn tại thành 3 yếu tố chính People/politics – Finance/Force – Knowledge, giống như người xưa chia thế giới thành 3 yếu tố Thiên- Địa – Nhân.
Hiểu theo góc độ tồn tại thì với mỗi cá nhân:
– P là các bộ phận vận động của con người, P giúp con người di chuyển, vận động.
– F là hệ tuần hoàn máu của con người giúp vận chuyển các “nguồn lực” tới tất cả các nơi trong cơ thể con người, không có F con người sẽ chết.
– K là hệ thần kinh của con người giúp điều khiển các hoạt động, phản ứng và tư duy. Không có F con người sẽ sống thực vật hay chết lâm sàng.
Để phát triển toàn diện người ta cần có đủ cả 3 nền tảng trên ở một dạng cân bằng động.
Với con người, xác định PFK sẽ cho biết bạn là ai trong xã hội này.
– P là năng lực giao tiếp trong việc xây dựng các mối quan hệ xã hội. P có thể hiểu là Politics theo nghĩa đẹp nhất của từ này là chính trị – mối quan hệ giữa người với người.
– F là năng lực: học vấn, khả năng làm việc, những nguồn lực khác như tài sản, gốc gác gia đình.
– K là tính cách và tri thức ở bên trong, nó cho nhìn thấy cái chất của một con người.
Với một đất nước:
– P là chất lượng nguồn nhân lực, nhân tài của đất nước ấy
– F là nguồn lực tài chính, phi tài chính, thế lực của đất nước ấy
– K là chất lượng nghiên cứu khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, trình độ phát triển công nghệ, cơ sở vật chất hạ tầng của đất nước.
Ví dụ của Hàn Quốc. Từ một nước kém phát triển trước những năm 1970. Tận dụng các nguồn lợi sinh ra từ cuộc đối đầu Đông Tây tại châu Á, của chiến tranh lạnh, đất nước này đã thích lũy được nguồn tài chính lớn (F), xây dựng được đội ngũ nhân công chất lượng cao (P) và học hỏi kinh nghiệm, công nghệ từ các nước tiên tiến hơn như Mỹ, Nhật Bản (K). Quá trình tích luỹ này đã giúp Hàn Quốc gia nhập câu lạc bộ những nước phát triển. Cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997 đã khiến nước này phải đi tìm một công thức thịnh vượng mới và họ đã chọn phát triển công nghiệp văn hoá. Hàng nghìn người Hàn Quốc đã được gửi ra nước ngoài học và đào tạo (K + P), nhà nước, các Chaebols đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng logistic, viễn thông, tài chính (F). Kết quả là từ những năm 2000 thế giới đã phải ngả mũ trước làn sóng các sản phẩm văn hoá Hàn Quốc mà thế giới gọi là Hallyu.
Điều kiện cần để khởi sự và phát triển kinh doanh
Hãy xem xét kỹ 3 yếu tố sau trước khi quyết định khởi sự kinh doanh.
P là nhân sự và mối quan hệ chính trị, xã hội của doanh nghiệp/tổ chức. Không có nhân sự phù hợp, làm sao doanh nghiệp của bạn có thể phát triển được. Dù là một người có thể kiêm nhiệm nhiều vị trí nhưng họ sẽ làm những việc đó tốt ở mức độ nào? Họ có thể ở lại với bạn bao nhiêu lâu? Bao nhiêu lâu nữa bạn có thể tìm được người tốt hơn để phát triển công ty? Mối quan hệ chính trị đôi khi mang tính sống còn trong những ngành kinh doanh liên quan tới sức khoẻ, sắc đẹp, dược phẩm, thiết bị y tế, thực phẩm chức năng.
F là nguồn lực tài chính, phi tài chính, thế lực của doanh nghiệp/tổ chức. Nguồn tiền sẽ cho phép công ty bạn tồn tại được bao nhiêu lâu? Bạn đủ trả lương cho nhân viên bao nhiêu tháng nữa? Tài chính của bạn cho phép bạn nhập được bao nhiêu hàng, mua được bao nhiêu máy móc, đầu tư được bao nhiêu lâu? Vốn quan hệ xã hội của bạn mạnh đến mức nào để bạn có thể huy động được các nguồn lực cần thiết cho sự phát triển của doanh nghiệp bạn?
K là năng lực chuyên môn, khả năng giải quyết 1 vấn đề của xã hội của doanh nghiệp/tổ chức ấy. Nhiều chuyên gia IT quyết định mở doanh nghiệp khi nghĩ rằng application của mình sẽ giải quyết được một vấn đề nào đó cho xã hội và xã hội SẼ/PHẢI cần nó. Nhưng nhiều khi xã hội không cần tới điều đó. Nhiều khi năng lực của bạn, của công ty bạn chưa đủ tốt để giải quyết bài toán ấy; công nghệ của bạn không tốt bằng và thậm chí còn đắt hơn đối thủ cạnh tranh…
Mở công ty trong tình trạng như thế, không thất bại mới là điều lạ.
Nói tóm lại, hãy suy nghĩ thật kỹ để trả lời 3 câu hỏi này: Tôi có nhân sự tốt đến mức nào? Tôi có bao nhiêu tiền để tồn tại và đầu tư? Tôi có kỹ năng/kiến thức/công nghệ gì nổi trội hơn người khác?
Ba câu hỏi này cũng chính là 3 gợi ý để xây dựng thương hiệu hay truyền thông về thương hiệu của bạn. Con người hay năng lực tài chính hay công nghệ là thế mạnh của tôi thì cũng sẽ là thế mạnh để chinh phục khách hàng và thế mạnh để tôi tập trung truyền thông cho đối tượng công chúng mục tiêu.
Qua được “cửa ải” này, ta lại tiếp tục bắt tay vào xây dựng thương hiệu. (bài 2, 5 bước xây dựng thương hiệu).
Nguyễn Đình THÀNH
Managing director CSCI/ Co Founder-Elite PR School
🎯 Top1Go : LINK ĐẾN NHÀ CUNG CẤP THƯƠNG HIỆU NÀY
🎯 Top1Go : LINK TO THIS BRAND SUPPLIER
Code Embed: No embed code was found for TOP1VIETNAM-705137953
🌍🇦🇲🚀🏜⛰🇧🇪📺☎️🇨🇿📕📦🇬🇫👯💃🇬🇪🏪🗼🇩🇴🏗🏦🐯🐲🇵🇬…
#Đừng #khởi #nghiệp #khi #chưa #trả #lời #được #câu #hỏi #nàyNhiều #người #hỏi #về #các #điều #kiện #cần #để #khởi #tạo #việc #kinh #doanh #Xây #dựng..